Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Bí quyết thành công- chia nhỏ mục tiêu

Trong cuộc thi Maraton quốc tế được tổ chức tại Tokyo năm 1984, nếu như việc Sakabaiu, một vận động viên không mấy tiếng tăm giành giải quán quân là điều nằm ngoài dự đoán của mọi người thì hai năm sau, tại cuộc thi Maraton quốc tế tổ chức tại Italia, việc Sakabaiu tiếp tục giành giải quán quân là điều hiển nhiên.

Maraton là môn thể thao đòi hỏi thể lực, sức bền và ý chí. Chỉ có những người có tố chất về thể lực mới có thể hy vọng dành giải. Vậy Sakabaiu đã thành công như thế nào?

Trong hồi ký của mình anh viết: “Trước mỗi cuộc thi tôi thường đi xe đến đường chạy quan sát tỉ mỉ một lượt, sau đó vẽ lại những điểm mốc trên đường. Ví dụ như điểm mốc thứ nhất là một cái cây to, điểm mốc thứ hai là một ngân hàng, thứ ba là một căn nhà màu đỏ … cứ như thế đến điểm đích của cuộc thi. Khi bắt đầu cuộc thi, tôi dồn hết sức chạy đến mục tiêu thứ nhất, khi đến mục tiêu thứ nhất, tôi lại dồn sức chạy đến mục tiêu thứ hai. Chặng đường 40km tôi đã phân thành những chặng nhỏ như thế…”

Bí quyết thành công của Sakaibu là chia quãng đường thành những đích nhỏ. Ở mỗi đích nhỏ, cố gắng hết sức để đạt đến, và cuối cùng anh đã giành chiến thắng trên cả chặng đường lớn.

5 cách điều tiết cảm xúc trong công việc

Cảm xúc là điều gì đó hết sức phức tạp. Những cảm xúc khác nhau có thể giúp bạn giải quyết nhiều công việc khó khăn một cách dễ dàng nhưng cũng có thể ngăn trở bạn đạt tới trạng thái làm việc tốt nhất.

Sự khác nhau giữa việc bạn để cảm xúc chi phối quá nhiều hay đơn giản chỉ là thể hiện cảm xúc trong công việc là gì? Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn nhìn nhận các cảm xúc như thế nào và xác định giá trị của chúng ra làm sao. Dưới đây là 5 lời khuyên, giúp bạn luôn đặt cảm xúc của mình trong vùng an toàn, rõ ràng, minh bạch hơn.

Hãy lùi lại

Luôn luôn có một ranh giới trước thời điểm cơn giận dữ của bạn bùng nổ. Lúc đó, thay vì hằm hằm chạy vào phòng sếp phàn nàn hay quát tháo ầm ĩ, hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc, ngồi xuống ghế, xác định xem đâu là nguyên nhân làm bực mình và vạch sẵn trong đầu các phương án giải quyết tối ưu. Sau đó, hãy lập tức cho sếp xem những phương án đó với sự bình tĩnh, cố gắng cho sếp thấy thái độ cầu thị và biết sửa chữa sai lầm của mình. Cách xử lý tình huống bằng lý trí này ít nhất cũng cho sếp hiểu bạn là người chuyên nghiệp trong công việc và luôn giữ được “cái đầu lạnh” trước mọi bất trắc xảy ra. Dĩ nhiên, điều này sẽ rất khó thực hiện đối với nhiều người, đặc biệt là những người không có thói quen che giấu những cơn bùng phát cảm xúc của mình. Nhưng nên nhớ rằng, đợi cho màn sương tan hết để thấy được toàn cảnh là điều hết sức quan trọng. Nếu không làm thế, bạn rất có thể bị xếp vào loại người không kiềm chế được bản thân. Và dĩ nhiên, cơ hội trở thành người quản lý người khác sẽ rất thấp, bởi ngay bản thân còn chưa quản lý được thì còn quản lý được ai nữa.

Đọc các tín hiệu một cách thận trọng

Nếu như bạn là một trong số những người có nguồn năng lượng vô tận, hăng hái trong mọi công việc và luôn coi thế là ưu điểm của mình thì nay nên cân nhắc lại. Hãy chắc chắn rằng sự nhiệt tình của bạn không vượt qua giới hạn cho phép. Trong một ấn bản gần đây nhất của Havard Business Review (Tạp chí kinh doanh Havard), Collen Barrett,- Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Southwest Airlines đã nói: "Tôi thích dựa vào những người trầm tĩnh xung quanh mình. Họ luôn biết trao cho tôi những cái nhướng mày đầy ngụ ý - hãy ghìm cảm xúc xuống một chút”. Bạn không cần phải là tổng giám đốc của một công ty lớn mới có thể đọc được những dấu hiệu cho thấy mình đã qua giới hạn về cảm xúc. Tất cả những bạn cần làm là quan sát một cách cẩn thận điệu bộ, cử chỉ, thái độ (body language – ngôn ngữ thân thể) của những người xung quanh bạn. Đó chính là những tính hiệu rõ ràng nhất về việc bạn có rơi vào tình trạng bộc lộ quá nhiều cảm xúc hay không.

Không bao giờ để mọi người thấy ban lo lắng (hay khóc lóc)

Khả năng làm việc theo nhóm – hay là người đứng đầu – là những kỹ năng tiêu chuẩn mà bạn sẽ rất cần cho sự thành công trong sự nghiệp .Trong một môi trường chuyên nghiệp, thành công của một tập thể sẽ dựa rất nhiều vào việc cho và nhận diễn ra giữa các thành viên trong tập thể đó - tất cả vì một mục đích chung. Những buổi họp có thể là lúc thử thách cảm xúc - khi các thành viên chia sẻ ý kiến, sự tin tưởng với nhau. Là một người lãnh đạo, khả năng làm chủ cảm xúc của mình và các thành viên là yếu tố quyết định. Một trong những cách tốt nhất để kiểm soát cảm xúc của những người khác là lắng nghe những gì họ nói và bộc lộ sự thấu hiểu những cảm giác của họ. Mọi người ai cũng muốn nghe và được nghe, đặc biệt ở công sở, nơi họ luôn phải vùi đầu vào công việc. Để khống chế cảm xúc của mình, hãy cố gắng tập trung, giữ bình tĩnh và luôn phải nhủ thầm rằng mọi người đang nhìn vào mình như người hướng dẫn cảm xúc cho họ. Nếu cảm xúccủa bạn bị bùng phát, của họ cũng vậy. Khi cảm thấy mọi thứ có vẻ không được như ý, hãy gợi ý một quãng thời gian nghỉ giải lao ngắn. Đi bộ hay rửa mặt bằng nước lạnh là những phương pháp hữu hiệu để lấy lại thăng bằng. Hãy tách ra khỏi nhóm để có thể tìn hiểu kỹ càng đâu là nguyên nhân làm mọi người không kìm chế được cảm xúc, phác thảo nhanh đường hướng giả quyết tức thời.

Tìm một người tin cậy để chia sẻ thành công cũng như thất bại

Đôi khi, chỉ cần nói chuyện với một ai đó am hiểu về những tình huống hay gặp trong đời sống công sở cũng đủ gíup bạn cải thiện được khả năng kiềm chế cảm xúc của mình. "Dốc bầu tâm sự" với những người không có chung tâm trạng liên quan đến công ty hay công việc bạn đang làm hại đến ai, lại giúp bạn giải toả những cảm xúc bị dồn nén. Tuy nhiên, phải hết sức khéo léo và cân nhắc trong việc lựa chọn người tin cậy này và và cũng nên suy nghĩ đôi ba lần trước khi tuôn ra hết những gì chất chứa trong lòng. Bởi nếu người tin cậy lại phản bội niềm tin của bạn thì đó quả là điều tệ hại nhất trên đời.

Giữ cho cuộc sống cân bằng

Một trong những cách cân bằng cảm xúc trong công việc là cân bằng cuộc sống ngoài công việc. Nếu cuộc sống riêng tư của bạn tràn đầy hạnh phúc, điều đó cũng được thể hiện ở công sở. Sức chiụ đựng của bạn trong các tình huống đòi hỏi bộc phát nhiều cảm xúc sẽ cao hơn rất nhiều và chắc chắn khi đó, bạn luôn tìm ra các phương án giải quyết nhanh gọn và chính xác hơn những người khác rất nhiều.

Trich : vietbao.vn

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

Sao chép người thành công để đạt thành công

Nếu bạn sao chép được cách mà những người thành đạt tư duy, thì rõ ràng, bạn sẽ sao chép được cách suy nghĩ, hành động và tất nhiên cả những kết quả mà họ đạt được. Ví dụ, nếu người khác có thể bước lên trước đám đông diễn thuyết một cách tự tin, chính bạn cũng có thể làm được vậy. Nếu người khác có thể luôn chuyển những suy nghĩ của họ sang hướng tích cực để cảm thấy phấn chấn và tự tin trong mọi hoàn cảnh, bạn cũng có thể làm được như vậy. Nếu người khác chứng tỏ được kỹ năng sáng tạo của họ, bạn cũng có thể làm được như vậy.

Họ làm được những điều đó bởi vì não bộ của họ đã được lập trình để kích hoạt các chương trình cực kỳ hiệu quả khi cần thiết. Và do tất cả chúng ta hầu như có cùng hệ thống trí não (“phần cứng”) giống nhau, bạn chỉ cần tìm được chương trình họ đang dùng, tiến hành “cài đặt” cho não của bạn rồi “lập trình” cho não kích hoạt những chương trình đó đúng cách. Ngay lập tức, bạn cũng sẽ có được những khả năng mà bạn mong muốn.

Bây giờ bạn hãy dừng lại và suy nghĩ thêm một chút về những ví dụ mà tôi đưa ra.

Bạn có sợ việc phải đứng nói chuyện trước đám đông không? Đa số chúng ta đều cảm thấy không thoải mái lắm khi nói chuyện trước đám đông. Thậm chí một số ít người tỏ ra cực kỳ căng thẳng khi nhìn thấy đám đông trước mặt. Tay chân họ trở nên lạnh cóng, run rẩy, mặt họ trắng bệch ra và họ chỉ có thể lắp bắp vài điều muốn nói. Ngược lại, cũng có những người có phong thái rất thoải mái, nhẹ nhàng, tự tin khi đứng trước đám đông và còn có vẻ rất náo nức khi được diễn thuyết trước công chúng. Những diễn giả tài năng nói chuyện trước cả một hội trường lớn cũng đơn giản như nói chuyện với chỉ một người vậy. Họ không những không có chút lo lắng nào mà còn có óc khôi hài để làm tăng phần thú vị cho bài diễn thuyết của mình.



Thế thì điều gì tạo ra sự khác biệt giữa một người vô cùng tự tin và một người luôn sợ hãi khi diễn thuyết trước công chúng? Bởi vì mọi người đều có cùng tiềm năng trí tuệ, cho nên sự khác biệt chính là ở chỗ mỗi người sẽ kích hoạt một chương trình khác nhau trong não khi đứng trước đám đông. Đối với người sợ hãi, bộ não của họ đã được “lập trình” để kích hoạt “chương trình sợ hãi” ngay khi họ vừa nhìn thấy đám đông trước mặt, và chương trình này ngay lập tức làm ngưng hoặc gián đoạn hoạt động của các chương trình có ích khác như “giao tiếp”, “khôi hài”, “nhạy bén”,… Thế là chúng ta có một diễn giả tồi.

Điều ngược lại xảy ra với những người tự tin khi đứng trước đám đông. Thay vì kích hoạt “chương trình sợ hãi” thì não của họ kích hoạt “chương trình tự tin”. Và bản thân chương trình này sẽ kích hoạt những chương trình hữu ích khác cho việc diễn thuyết, giúp cho diễn giả nói chuyện một cách thoải mái, khôi hài và cũng không kém phần sắc bén, chiếm được cảm tình của khán giả.

Điều không may là hầu hết chúng ta đều chưa bao giờ được học các phương pháp để tái lập trình những cơ chế kích hoạt sai hoặc các chương trình hạn chế của não bộ. Chính vì thế, chúng ta không thật sự kiểm soát được bộ não của chính mình. Thay vào đó, chúng ta để cho bộ não “điều khiển” chúng ta. Tất nhiên, khi chúng ta để cho não bộ làm chủ mọi thứ thì nó sẽ hoạt động ở chế độ “có sao chạy vậy”, sử dụng những chương trình tầm thường và thậm chí kích hoạt chúng không đúng hoàn cảnh. Kết quả là chúng ta chỉ có thể đạt được những điều hạn chế trong cuộc sống.

Những người thất bại trong cuộc sống là những người luôn cho rằng mọi chuyện đều không nằm trong tầm kiểm soát của họ hoặc vượt ra ngoài khả năng của họ. Họ nghĩ và tin rằng họ không thể điều khiển bộ não của mình, tái lập trình nó và cài đặt những chương trình ưu việt hơn để giúp họ thành công trong cuộc sống.

Một khi bạn đã học được cách tái lập trình bộ não của mình và biết cách cài đặt các chương trình mới ưu việt hơn, bạn sẽ thay đổi được cách tư duy và hành động của bản thân. Từ đó, bằng cách luôn suy nghĩ và hành động tích cực, bạn có thể đạt được bất cứ thành công nào mà bạn mong muốn.
Bạn cũng sẽ làm được những điều mà trước giờ bạn cho rằng không thể như: tích cực tập thể dục cho đến khi đạt được thể hình lý tưởng, luôn làm việc một cách hăng say hoặc thực hiện một bài diễn thuyết ấn tượng trước đám đông,…

Bộ môn khoa học về phát triển bản thân giúp bạn tái lập trình não bộ của mình được biết đến với tên gọi Neuro-Linguistic Programming (viết tắt là NLP, phát âm “en-eo-pi”), nghĩa là Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy.

NLP tập hợp nhiều kỹ thuật khác nhau, giúp bạn sử dụng ngôn ngữ (linguistic) để lập trình (programming) và tái lập trình hệ thống tư duy (neuro) nhằm có thể liên tục đạt được những kết quả mong muốn. NLP được phát minh bởi Tiến sĩ Richard Bandler và Tiến sĩ John Grinder vào những thập niên 70.

Trích bởi www.webkynang.com

Bạn ra giá bao nhiêu cho 10 năm cuộc đời mình?

Vì một vài lí do lạ lùng nào đó, câu hỏi triết lí này bất thình lình nảy ra trong đầu tôi khi tôi đang tắm và khiến tôi phải suy nghĩ thật nhiều. Thế là tôi quyết định nói về nó trong bài này.

Bạn ra giá bao nhiêu cho 10 năm cuộc đời? Nếu ai đó đến và cho bạn một cơ hội để bán 10 năm cuộc đời bạn, bạn sẽ đòi giá bao nhiêu? Ví dụ nếu bạn đòi một triệu đô, bạn sẽ có tiền ngay trước mặt và bạn phải mất đi 10 năm tuổi. Vậy nếu bạn đang ở tuổi 20, bạn sẽ ngay lập tức biến thành một người 30 tuổi. Nếu bạn 30 tuổi, bạn sẽ trở thành một người 40 tuổi..vân vân..

Vậy giá 10 năm cuộc đời bạn là bao nhiêu? Hãy suy nghĩ về nó. Bạn không được phép trả lời ‘không thể bán được’ hay ‘vô giá’. Bạn phải nghĩ cho ra một cái giá.

Khi tôi hỏi các bạn của tôi, hầu hết họ đều đưa ra những con số rất lớn. Một trong số đó đã đưa ra con số 10 triệu đôla cho 10 năm cuộc đời. Vậy, nếu chúng ta đánh giá những năm tháng cuộc đời mình quá cao, liệu chúng ta có thực sự quý trọng nó?

Ví dụ như, với bạn tôi, 10 triệu đô cho 10 năm tương đương với 1 triệu đô 1 năm, cũng bằng với 2.739 đô một ngày. Vị chi là một giờ sẽ trị giá 114 đô và một phút là 1,90 đô. Hãy làm phép tính với câu trả lời của bạn khi nãy. Tôi cá là nó cũng khá cao đấy chứ.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là bạn có đang sống mỗi giờ như thể nó ĐÁNG GIÁ 114 đôla? Tôi không nói rằng bạn phải kiếm ra tiền mỗi giờ phút bạn sống. Điều tôi muốn nói ở đây chính là bạn có đang sống với từng giờ từng phút quý giá của đời mình hay không? Bạn có đang tận hưởng cuộc hành trình vĩ đại của cuộc đời, có cho phép chính mình cảm thấy hạnh phúc hay bạn đang nổi nóng cả với những điều nhỏ nhặt? Bạn có đang yêu thương những người xung quanh mình và cho họ cơ hội yêu thương bạn? Bạn có trân trọng mỗi giờ phút cuả cuộc đời mình và sống hết mình với tất cả nhiệt huyết hay bạn thường xuyên trì hoãn và làm mọi việc muộn màng?

Dù muốn hay không thì bạn vẫn phải bán thời gian của mình

Nếu bạn đang suy nghĩ về điều này, bạn vẫn bị buộc phải bán 10 năm cuộc đời mình (hoặc hơn thế nữa), dù bạn có muốn hay không. Mỗi ngày trong quỹ thời gian của bạn trôi qua là bạn vừa mới bán nó. Bạn không bao giờ có thể lấy lại nó. Mỗi giờ trôi đi bạn cũng chẳng bao giờ có thể quay lại được.

Khi mọi người tham gia vào những khóa học 4 ngày của tôi, tôi nói với họ rằng số tiền họ vừa bỏ ra luôn luôn có thể bù lại được. Thứ không thể bù lại chính là 4 ngày của cuộc đời mà họ đã đổi để lấy thứ sắp diễn ra. Cho nên họ phải tận dụng tất cả những gì tốt đẹp nhất.

Vì vậy, trước khi bạn bắt đầu một ngày mới, hãy nghĩ đến cái giá mà bạn phải bỏ ra và hãy làm cho nó xứng đáng với giá trị của mình!

Trích bởi: www.adamkhoovietnam.com

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Câu chuyện "Gà đại bàng" - Đừng bao giờ dừng tìm kiếm

Đừng bao giờ dừng tìm kiếm.

Câu chuyện một: Gà đại bàng

Từ câu chuyện chú đại bàng ngủ quên trong kiếp gà

Chuyện kể rằng: Một trứng đại bàng run rủi thế nào rơi vào nhà chị gà mái đang đến ngày làm mẹ. Thế là trong đàn gà con lông vàng óng mượt mỗi ngày đi theo mẹ kiếm ăn có một con "gà lạ" trông rất khác biệt. Chú "gà đại bàng" này cũng chẳng mảy may suy nghĩ nhiều, sống một cuộc sống như bao con gà khác. Tình cờ một ngày chú nhìn lên bầu trời thấy những con đại bàng bay vút qua, thật oai hùng và dũng mãnh. Chú ước “giá mình có thể bay được như thế”

Đến đây câu truyện diễn ra theo 2 kịch bản như sau

Kịch bản 1: Thỉnh thoảng gà đại bàng vẫn ngước lên bầu trời theo dõi những màn trình diễn ngoạn mục của đại bàng, nhưng chưa khi nào chú thử đập cánh bay lên. Vì xung quanh chú những con gà vẫn chăm chỉ bới đất tìm giun và chú cũng đang bận rộn với những công việc hàng ngày của gà như thế. Cứ như thế theo thời gian, đôi cánh vốn dĩ của đại bàng không được tung đập nhỏ dần lại, chân thì to ra… Chú đã sống trọn vẹn một kiếp gà cho đến khi chết đi... cũng lặng lẽ một kiếp gà.

Kịch bản 2: “Gà lạ giật mình sao mình lại giống những con đại bàng quá vậy”. Từ đó lòng chú đầy tâm trạng, những đôi cánh dũng mãnh giang rộng, những nhịp vỗ mạnh hơn gió thổi, cao hơn mây trời kiêu hãnh hiện lên trong giấc mơ hàng đêm của chú. “Gà đại bàng” nuôi một giấc mơ, một khát vọng bắt đầu tập bay. Sau một thời gian chú vẫn không bay được chú nản chí và bỏ cuộc. Và chú thật sự tin rằng mình là một con gà có ngoại hình khác thường, chứ không phải một con đại bàng.

Cả hai kịch bản “gà đại bàng“ đều thất bại vì không có một môi trường để phát triển. Nói đến đây tôi nhớ câu nói trong cuốn sách ”tư duy triệu phú” của T.Harv Eker: "Muốn bay cao như phượng hoàng thì đừng tập bơi với lũ vịt”. Nếu bạn tin rằng mình có tài năng tố chất hãy luôn đi tìm kiếm cơ hội,... để tìm được môi trường phát triển tốt nhất. Câu chyện trên thực chất là nói về những con người có tố chất và khát vọng bất kể xuất thân từ đâu nếu được chắp cánh, họ sẽ thành những con người có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng.

Câu chuyện hai: Đại bàng và Gà

Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.

Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.

"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".

Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao".

Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.

Trong cuộc sống cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Vậy thì, nếu bạn đã từng mơ ước trở thành đại bàng, bạn hãy đeo đuổi ước mơ đó... và đừng sống như một con gà!

Nghệ thuật kinh doanh

Kinh doanh là một nghệ thuật, ai biết vận dụng nó người đó sẽ chiến thắng.

Từ bài học McDonald's

Trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, trên thế giới có hơn 25.000 cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s và có khoảng 1,5 triệu người làm việc cho nó. Một cuộc thăm dò cho thấy biểu tượng chữ M màu vàng của McDonald còn dễ nhận ra hơn cả chữ thập đỏ chứng tỏ tính phổ cập của thương hiệu hàng đầu thế giới này.

Nói về hiện tượng McDonald’s thì phải kể đến người có công phát triển nó: Ray Kroc. Kroc bắt đầu lao động từ rất sớm bằng quầy bán nước chanh ở trước nhà mình và làm thêm tại những cửa hàng tạp phẩm trong mùa nghỉ hè. Dưới mắt cậu bé có máu mê làm ăn này, thế giới xung quanh là một thương trường rộng lớn mà ai biết kinh doanh sẽ thắng. Khi bước sang lứa tuổi teen, Kroc bỏ học để bán hàng cho công ty Lily-tulip. Bằng khả năng thiên phú của mình cậu nhanh chóng trở thành người bán hàng giỏi nhất công ty. Kroc chia tay với Lily sau 10 năm làm việc rồi bỏ ra 10 năm nữa rong ruổi khắp nước Mỹ bán loại máy trộn sữa Multimixer.

Khi doanh thu sụt giảm do người mua không có, Kroc đang buồn phiền thì nhận được đơn đặt hàng từ một nhà hàng ở California. Khi Kroc tới nhà hàng, anh nhìn thấy một cửa hàng hamburger nhỏ gần đó do hai anh em Dick và Mac Donald làm chủ. Đây là một cửa hàng mới lạ, tự phục vụ theo dây chuyền không có ghế ngồi còn thực đơn chỉ có bánh pho mát, hamburger, khoai tây chiên, đồ uống và sữa lắc. Khách hàng đặt hàng và nhận thức ăn trong chưa đầy một phút. Lập tức, trong đầu Kroc hiện lên câu hỏi: tại sao không nhân rộng mô hình nhà hàng này ra khắp nước Mỹ? Đem ý tưởng này thảo luận với anh em McDonald thì họ trả lời là không hứng thú với đề nghị. Nhưng hai người cũng đồng ý nhượng quyền kinh doanh mô hình nhà hàng McDonald's cho Kroc. Cờ đã có trong tay, Kroc bắt đầu phất với cửa hàng McDonald cải tiến đầu tiên mở năm 1955 do anh làm chủ.

Nhưng vận may chỉ đến với Kroc khi anh gặp Harry Sonnenborne, một người đã chỉ cho anh cách kiếm tiền thông qua kinh doanh bất động sản. Kroc thành lập một công ty mua hoặc cho thuê đất mở nhà hàng và dùng tiền kiếm được phát triển thêm mô hình cửa hàng McDonald. Những người kinh doanh McDonald sẽ phải trả tiền thuê đất hoặc một phần trăm doanh thu của họ. Không lâu sau, 1000 cửa hàng McDonald mọc lên trên nước Mỹ. Sau đó ông bỏ ra một khoản tiên lớn thâu tóm toàn bộ thương hiệu McDonald's từ tay anh em nhà McDonald, thoát khỏi tình trạng nhượng quyền để có thể tự do điều hành công ty theo cách mình muốn. Kroc đã chứng minh được triết lý kinh doanh mới: “kinh doanh là nghệ thuật phục vụ khách hàng theo cách của bạn”.

Nghệ thuật kinh doanh tóm gọn trong 26 chữ cái

Một doanh nhân đã chia sẻ với mọi người về nghệ thuật kinh doanh bằng những lời khuyên nằm trong bảng chữ cái từ A – Z.

A - Attitude – Thái độ tích cực: Trên con đường kinh doanh, bạn không thể tránh khỏi những khó khăn vấp váp , dù thế nào cũng luôn giữ một cái nhìn lạc quan và suy nghĩ tích cực, đồng thời truyền sự lạc quan này đến các cộng sự và giữ họ ở lại với bạn trong suốt cuộc hành trình.

B - Bold – Kiên định: Cho dù hoàn cảnh kinh doanh có lúc thăng trầm thì bạn vẫn phải giữ vững lập trường, không từ bỏ mục tiêu và không để giấc mơ lụi tàn.

C - Courteous, charming & candid – Lịch thiệp, say mê & bộc trực: Ba tính cách này thường hòa quyện với nhau ở những doanh nhân thành đạt.

D - Determined – Quyết tâm: Quyết tâm để biến những ý tưởng thành hiện thực

E - Energy – Năng lượng: Đừng phí sức vào những việc vô ích

F - Staying Focused – Luôn tập trung: Phải biết tập trung vào những vấn đề quan trọng, chứ không lan man với các tiểu tiết

G - Gregarious and generous – Hòa đồng và rộng lượng: Hòa đồng và rộng lượng để kết giao thêm nhiều bạn mới phòng khi cần đến họ.

H - Humor – Hài hước: Óc hài hước sẽ giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn. Một lời nói đùa vui vẻ hay một lời bình luận dí dỏm có thể giải tỏa bầu không khí căng thẳng.

I - Innovation – Cách tân: Đây là chìa khóa không thể thiếu cho sự sáng tạo và tăng trưởng trong kinh doanh.

J - Juggle – Khả năng xử lý: Năng lực này sẽ giúp bạn xử lý nhiều nhiệm vụ một lúc mà không sợ sai lầm.

K - Kooby – Độc đáo: Ý tưởng độc đáo, thậm chí táo bạo là cái rất cần trong kinh doanh, vì nó tạo ra sự khác biệt

L - Lead – Dẫn dắt: Những chủ doanh nghiệp thành đạt nhất luôn biết cách dẫn dắt mọi người đi theo con đường đã vạch.

M - Mentor – Người bảo trợ: Doanh nhân còn là người bảo trợ và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với người khác.

N - Naturally – Tự nhiên: Hãy thoải mái khi điều hành doanh nghiệp giống như là óc kinh doanh có sẵn trong AND di truyền của bạn.

O – Optimistic – Lạc quan: Đây là yếu tố rất cần trong kinh doanh nhưng cũng không nên quá xa rời thực tế.

P – Pleasantly persistent – Kiên trì trong sự thoải mái: Kỹ năng này giúp bạn duy trì sự cân bằng để có thể đi xa

Q – Question – Đặt câu hỏi: Không bao giờ từ thỏa mãn dù lúc công việc làm ăn đang tốt nhất, mà phải dự báo cả những cơ hội lẫn bất trắc.

R – Remarkable – Đặc biệt: Trong thế giới kinh doanh ngày nay, bạn phải đặc biệt và sản phẩm dịch vụ của bạn cũng phải đặc biệt thì mới nổi bật được trong rừng đối thủ cạnh tranh.

S – Strategic – Chiến lược: Chiến lược là tấm bản đồ đưa bạn đi đến mục tiêu, dù bản đồ có khi phải chỉnh lại chỗ này chỗ khác.

T – Technically competent – Nền tảng chuyên môn: Một doanh nhân giỏi phải biết tự trang bị cho mình một nền tảng kiến thức và bổ sung liên tục để cải thiện sức cạnh tranh.

U - Unflappable – Điềm tĩnh: Khi kinh doanh không diễn ra như ý muốn, bạn cần giữ được sự bình tĩnh để không phạm sai lầm khi giải quyết vấn đề.

V – Value – Tạo dựng giá trị: Các doanh nhân nào xây dựng dược giá trị cho thương hiệu, khách hàng sẽ đến với họ.

W - Wow - Ấn tượng: Bạn phải tạo ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng khi giao tiếp để họ không quên bạn.

X – eXtraodinary eXperiences – Trải nghiệm khác thường: Nên tạo ra những trải nghiệm thú vị với khách hàng, như một bữa ăn sáng trong không gian đẹp chẳng hạn, để họ còn quay trở lại nhiều lần trong tương lai.

Y – Young at heart – Trẻ mãi không già: Các doanh nhân thành đạt không hề già khi nghĩ đến việc học và bổ sung kiến thức.

Z- Zealous – Nhiệt huyết: Nhiệt huyết với công việc, với nhân viên và với khách hàng là yếu tố không thể thiếu ở các doanh nhân thành đạt.

Nguồn: www.doanhnhan360.com

Biến khó khăn thành cơ hội

Không thể nói trước rằng sự nghiệp của chúng ta sẽ hoàn toàn trơn tru. Không bây giờ thì sau này, chúng ta có thể phải đối mặt với bệnh tật, thất nghiệp, khủng hoảng tài chính, các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ, tai nạn, thiên tai hoặc rủi ro…


Tất cả chúng ta đều có phản ứng khác nhau trước những bất lợi như vậy. Một số người tiêu cực đến nỗi cho rằng họ đang bị “chôn vùi” đi. Số khác thì bằng kinh nghiệm bản thân, cố gắng khắc phục những cản trở đó để tiếp tục phát triển. Có những người, thậm chí còn làm được nhiều hơn từ nghịch cảnh này. Họ coi trở ngại này là thách thức nhiều hơn là những bất lợi gặp phải.

Dưới đây là câu chuyện về những nhà lãnh đạo có tên tuổi, đã thành công trong các lĩnh vực khác nhau:

1. Walt Disney có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời và những khoản tài chính dự trữ cần thiết trước khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Ông đã vay tiền các ngân hàng và đều bị từ chối. Ông không bỏ cuộc và sau khi “viếng thăm” hàng trăm ngân hàng, khoản vay của ông cũng được chấp thuận và chính ông là người đã đưa Thế giới của các nhân vật Disney vào cuộc sống chúng ta.

2. Chúng ta vốn biết Michael Jordan là một huyền thoại bóng rổ, nhưng mấy ai hay rằng ông đã không được nhận vào đội bóng rổ của trường cấp ba? Với sự kiên trì, Jordan đã chăm chỉ luyện tập ròng rã một năm và sau đó được nhận vào làm cầu thủ chính thức của đội tuyển.

3. Ở tuổi 14, Bill Gates bắt đầu sự nghiệp với hai công ty. Mặc dù hai công ty không duy trì được lâu, nhưng cũng không thể khiến ông tiếp tục đại học. Ông từ bỏ Harvard để mạo hiểm “lao đầu” vào đam mê lập trình máy tính để rồi thành lập Tập đoàn Microsoft như ngày nay.

4. Thomas Edison phát minh ra mẫu bóng đèn điện đầu tiên năm 1878, bao gồm một dải giấy mỏng làm sợi dây tóc. Mặc dù cho ra ánh sáng, các giấy tờ bị cháy quá nhanh nên không hiệu quả. Sinh viên của ông đã từ bỏ hi vọng tạo ra bóng đèn phát sáng, nhưng Edison thì không. Những nỗ lực của ông đã đem lại thành công như ngày hôm nay.

5. Đại tá Harland Sanders sống nhờ vào quỹ an sinh xã hội nhưng ông lại được biết đến với công thức hoàn hảo cho món gà rán của mình. Vì không đủ khả năng để kinh doanh nên ông quyết định bán lại công thức này... Mỗi nhà hàng ông đến, ông đều nấu món ăn của mình cho chủ nhà hàng nếm thử và đề nghị bán công thức trên cơ sở nhượng quyền thương mại. Trong khoảng 12 năm, nhượng quyền thương mại mang tên Kentucky Fried Chicken của ông đã lên tới hơn 600 cửa hàng.

6. Winston Churchill gặp khó khăn trong phát âm khi còn trẻ và phải mất ba năm mới qua được lớp 8. Nhưng ông đã không ngừng luyện tập và phấn đấu, vượt qua tất cả để để trở thành Thủ tướng Anh và đoạt giải Nobel văn học năm 1953.

7. Mặc dù Edmund Hillary là người đầu tiên chinh phục Mount Everest, nhưng không có nghĩa là ông không gặp thất bại nào. Ông đã rất cố gắng trong suốt năm 1952 nhưng không thành công. Và đến năm 1953, những cố gắng sau đó đã đưa ông đến chiến thắng.

8. Tỷ phú nổi tiếng và người dẫn chương trình Oprah Winfrey đã có một tuổi thơ đầy khắc nghiệt. Cô không che giấu rằng cô đã bị người anh họ và ông chú của mình lạm dụng tình dục khi mới 9 tuổi. Cô bỏ nhà ra đi và mang thai khi mới 14 tuổi. Gạt tất cả những khó khăn sang một bên, cô chăm chỉ học hành, đạt được học bổng và theo đuổi ngành truyền thông. Và chính thành công trong sự nghiệp này đã khiến cô trở thành một trong những phụ nữ có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử.

9. Cũng như nhiều người trong chúng ta, không phải ngay từ khi sinh ra, Zig Ziglar đã được ăn bằng những chiếc thìa bạc. Ông đã phải làm việc ở các trường học và sáng kiến kinh doanh ban đầu bị thất bại thảm hại. Nhưng Zig Ziglar lại có thái độ rất lạc quan khi trong thất bại ông lại nhìn thấy thành công. Và rồi ông đã trở thành một trong những tác giả được tôn kính nhất hiện nay – một bậc thầy trong nghệ thuật bán hàng.

10. Cuối cùng là câu chuyện về một con voi con được sinh ra trong rạp xiếc. Nó được huấn luyện để biểu diễn từ khi còn nhỏ và sau mỗi lần tập luyện, các mắt cá chân của nó lại bị xích xuống đất. Nó đã cố gắng trốn thoát nhưng các mắt xích càng chặt hơn. Nhiều năm sau, con voi trưởng thành hoàn toàn và nó vẫn bị chính cái xích cũ xiết chặt các mắt cá chân. Nếu giật mạnh, nó có thể thoát khỏi cái xích và được tự do. Nhưng chao ôi, con voi đã có những năm bị gông xích và nó mặc nhiên cho rằng mình không thể thoát khỏi cái xích đó. Vì vậy, nó không còn cố gắng trốn nữa.

Bài học ở đây là: Trước khi lý trí của bạn kịp suy nghĩ những điều giống nhau trong những điều kiện khác nhau, hãy luôn biết rằng nếu không có sự liều mạng trong thử thách, bạn sẽ rất khó đạt được thành công

Trích từ: kynang.7pop.net

Quản lý thời gian hiệu quả hơn để thành công

Brian Tracy, bậc thầy về nghệ thuật quản lý thời gian, nói rằng “chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm mọi việc mình muốn, nhưng chúng ta luôn có đủ thời gian để làm những việc quan trọng nhất! Khả năng tập trung vào những việc quan trọng nhất, và hoàn thành những việc đó với kết quả tốt nhất chính là chìa khóa đem lại thành công.”

Vậy làm thế nào để có thể tập trung vào những việc quan trọng nhất? Và làm thế nào để chúng ta trở nên hiệu quả hơn?

Hãy áp dụng nguyên tắc 80/20 mà Brian Tracy đã chia sẻ trong “Eat That Frog”.

Nguyên tắc 80/20 trong quản lý thời gian
80% kết quả của bạn sẽ đến từ 20% công việc bạn làm. Có nghĩa nếu bạn có danh sách 10 việc cần làm, chỉ 2 việc trong số đó đem lại cho bạn nhiều giá trị hơn toàn bộ 8 việc còn lại. Brian Tracy so sánh 20% công việc đem lại giá trị cao nhất là những “con ếch” xấu xí nhất, khủng khiếp nhất. Khi nhìn nó, bạn sẽ cảm thấy ngán ngẩm và không hề muốn “thưởng thức”.

Thực tế là những công việc mà chúng ta thường né tránh vì phức tạp hay khó khăn chính là những việc quan trọng và giá trị nhất.

Từ bây giờ, hãy tìm và “ăn” những “con ếch” xấu xí nhất nếu bạn muốn thành công.

20% “con ếch” xấu xí nhất
Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của hôm nay, tuần này, tháng này, năm này là gì?

“Trong hôm nay, tôi phải hoàn thành báo cáo doanh thu theo sản phẩm của tháng 10”.
“Mục tiêu của tôi là tăng thêm 5 khách hàng mới trong tháng này”.

Khi đã xác định rõ mục tiêu, bạn lập ra danh sách những việc mình cần làm trong ngày, tuần, tháng và năm. Trong danh sách này, hãy phân tích, chọn ra những việc giúp bạn đạt được mục tiêu và đánh thứ tự ưu tiên. Nhờ những thứ tự ưu tiên này, bạn sẽ biết đâu là 20% “con ếch” xấu nhất cần phải “ăn”. Bạn cần phải rà soát danh sách những-việc-cần-làm thường xuyên để nhắc nhở mình những việc quan trọng và tập trung thực hiện cho đến khi hoàn thành. Bạn cần kiên nhẫn vì những việc quan trọng nhất, đem lại giá trị cao nhất là những việc khó khăn nhất.

Nếu bạn đang cần gọi điện cho 5 khách hàng quan trọng, đừng kiểm tra email; vì khi kiểm tra email, bạn dễ dàng bị lôi cuốn từ email này qua email khác, và sau khoảng 1 tiếng đồng hồ “la cà”, bạn quên mất mình cần gọi điện thoại cho 5 khách hàng đã định. Vậy kết quả là hoặc bạn sẽ gọi cho 3 người thay vì 5 người; hoặc bạn vẫn gọi cho 5 người nhưng sẽ phải bỏ qua một công việc quan trọng khác.

Nhìn trước kết quả
Đa số chúng ta có thói quen bắt tay vào công việc mà không cân nhắc kỹ lưỡng. Việc gì đến trước làm trước. Việc dễ làm trước, việc khó làm sau. Đơn giản vì việc dễ thì dễ làm. Hơn nữa, với suy nghĩ, việc gì cũng cần phải làm, chúng ta dễ dàng rơi vào bẫy “bận rộn nhưng không hiệu quả”.

Nếu bạn là nhân viên kinh doanh, việc gọi điện cho khách hàng A đang than phiền và cần hỗ trợ quan trọng hơn hay việc thảo một email chúc mừng sinh nhật khách hàng B? Dĩ nhiên viết email chúc mừng sinh nhật dễ hơn nhiều. Nhưng trong thời điểm này, nếu vấn đề của khách hàng A không được giải quyết, bạn có nguy cơ mất luôn khách hàng này, và hình ảnh thiếu chuyên nghiệp của bạn và công ty bạn trong mắt họ có khả năng lan tỏa đến hơn 40 khách hàng khác trong network của họ. Hãy cân nhắc thật cẩn thận.

Khi cân nhắc cẩn thận kết quả/ hậu quả khi làm hay không làm một công việc nào đó, bạn sẽ biết công việc nào sẽ đem lại 80% giá trị cho mục tiêu mình đặt ra. Nhờ nhìn thấy được kết quả, bạn cũng sẽ biết những việc mình không cần làm.

Khi tôi áp dụng nguyên tắc 80/20, lịch làm việc được sắp xếp khoa học hơn, rõ ràng hơn và hiệu quả hơn. Và tôi thấy mình “có thêm nhiều thời gian hơn” để có thể “ăn” nhiều “con ếch” xấu xí hơn, từ đó có thể hoàn thành những việc đem lại nhiều giá trị hơn. Khi bạn tạo ra nhiều giá trị, giá trị của chính bạn sẽ tăng lên.

Luôn đặt ra cho mình câu hỏi “Việc quan trọng nhất mình cần phải làm lúc này là gì?” Tập trung vào việc đó cho đến khi hoàn thành. Cân nhắc để thực hiện những việc đem lại nhiều giá trị và biết từ chối những công việc không mang lại giá trị. Nếu thực hiện thường xuyên, bạn sẽ thấy những thay đổi tích cực.

Sưu tầm: http://advice.vietnamworks.com/vi/career/bi-quyet-thang-tien/hieu-qua-hon-de-thanh-cong-hon.html

Bạn cần may mắn để thành công? Hãy tạo ra nó!

“ANH THẬT MAY MẮN!”

Lúc nào người ta cũng bình luận như thế về tôi khi họ đọc những câu chuyện thành công của tôi. Họ thường nói rằng: tôi sẽ chẳng bao giờ thành công như anh bởi vì tôi không may mắn như thế. Tôi không may mắn có được tài năng diễn thuyết và viết lách như anh. Tôi không may mắn có được những cộng sự tuyệt vời giúp tôi xây dựng công ty. Tôi không may mắn được học các khóa học NLP khi tôi còn trẻ…

Vì mọi người cứ mãi khen tôi như thế nên tôi quyết định suy ngẫm liệu tôi có thực sự là một người may mắn không? Những điều họ nói có thật không? May mắn có phải nhân tố chính đem lại thành công cho tôi ko?

Sau khi suy nghĩ tôi nhận ra có 2 loại may mắn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mình. Thứ nhất, may mắn của việc chúng ta được sinh ra ở đâu và khi nào? Thứ hai, may mắn sau khi chúng ta được sinh ra, được trải nghiệm trong suốt hành trình cuộc đời.

1/ May mắn khi sinh ra

Tôi phải thừa nhận rằng tôi may mắn vì được sinh ra ở một đất nước bình đẳng, cơ hội cho tất cả mọi người là như nhau, bất kể bạn thuộc dân tộc hay tôn giáo nào. Tôi được sinh ra với một cơ thể khỏe mạnh với đầy đủ chân tay. Tôi có cha mẹ, họ đưa tôi đến trường, cho tôi 3 bữa ăn một ngày và cho tôi một nơi để trú thân.

Tôi nghĩ rằng bất kể bạn ở vị trí nào trong xã hội, thì sẽ luôn có những người may mắn hơn bạn và cũng có những người kém may mắn hơn bạn. Tôi có thể than phiền rằng mình sinh ra không được đẹp trai và tài năng như Robbie Williams và Brad Pitt (đối với các bạn nữ thì là Britney Spears), hay không có nhiều tiền, không sinh ra trong một gia đình có quyền thế, con của một ông lớn hoặc một chính trị gia. Giá mà tôi là con của Bill Gates, Warren Buffett, Lee Kwan Yew, Ong Beng Seng, Khoo, Ng Teng Fong hay Khoo Teck Puat( ông này không có họ hàng gì với tôi cả).

Cùng lúc đó, dù bạn cho rằng mình kém may mắn như thế nào đi nữa thì vẫn có nhiều người kém may mắn hơn bạn. Có những người sinh ra ở thế giới thứ 3, những nước kém phát triển không có đủ thức ăn và nước uống, không có tiền để mua quần áo hay được đến trường. Có hàng triệu người bị bệnh và khuyết tật. Có người sinh ra không cha không mẹ, bị lạm dụng và bị bỏ rơi.

Vì vậy, tôi thực sự cảm thấy biết ơn bất kể tôi được sinh ra ở đâu.

2/ May mắn đến trong cuộc sống.

Dĩ nhiên có những may mắn đến với chúng ta trong hành trình của cuộc đời mình. Thực ra năm 13 tuổi tôi đã rất may mắn. Tôi đọc được cuốn sách “Unlimited power” của Anthony Robbins. Cuốn sách giúp tôi biết đến thế giới của tâm lý thành công và NLP( lập trình ngôn ngữ tư duy). Cuốn sách ấy đã khiến tôi có mong muốn được tham dự các tham dự các buổi học tạo động lực và các khóa học về NLP khi tôi còn trẻ.

Không có kiến thức đó, tôi đã không thể từ một người lười biếng và một học sinh tệ hại trở thành học sinh tài năng và siêu tự tin. Và tôi có thể chỉ là người bình thường như bao người khác ngày hôm nay. Tôi thật may mắn vì sự kiện đó đã xảy ra trong cuộc đời tôi.

Bên cạnh đó, tôi biết cũng có rất nhiều người tham gia các khóa học về tạo động lực cho bản thân hay đọc những cuốn sách về phát triển bản thân nhưng họ không bao giờ sử dụng nó để thay đổi cuộc sống và trở thành người thành công. Vì vậy, nói một cách khác, một sự kiện chỉ có thể trở nên may mắn đối với bạn nếu bạn THỰC SỰ HÀNH ĐỘNG.

Tôi đã nghĩ ra công thức này:

MAY MẮN = CƠ HỘI + SỰ CHUẨN BỊ + HÀNH ĐỘNG

Đọc sách và tham gia các khóa học chỉ là CƠ HỘI. Nếu tôi không hành động và ứng dụng nó (và rất nhiều người đã không làm thế), may mắn đã không đến với tôi.

TẠO RA CƠ HỘI

Một số người cho rằng cuộc sống không hề cho họ một cơ hội, vì vậy họ không thể có được may mắn.

Tôi cho rằng cơ hội luôn có trong cuộc sống hằng ngày. Chúng đến và đi rất nhanh. Vấn đề là nhiều người không bao giờ thấy được đó chính là cơ hội. Lý do là vì cơ hội thực sự không bao giờ nhìn giống cơ hội. Cơ hội luôn luôn GIẢ DẠNG như những KHÓ KHĂN.

Ví dụ, tôi có cơ hội được học NLP khi tôi còn trẻ vì tôi lười biếng, không có động lực và chậm hiểu. Tôi bị đuổi khỏi trường vào năm lớp 3, bị 6 trường cấp hai từ chối. Vì tôi là một học sinh kém nên tôi muốn thay đổi cuộc sống của mình và học những phương pháp để thành công.

Cơ hội đến bởi vì bởi vì chúng ta có những vấn đề. Vì từng là một học sinh kém nên tôi có cơ hội viết nên cuốn sách bán chạy nhất “ Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế” để truyền cảm hứng cho những học sinh bình thường vươn lên trở thành những học sinh xuất sắc. Nếu không có những khó khăn đó, tôi không thể viết ra một cuốn sách đầy cảm hứng như thế và tạo ra chương trình “Tôi Tài Giỏi!” nổi tiếng dành cho các bạn học sinh.
Nick Vujicic (tôi đã viết về anh trước đây) có cơ hội để nói và truyền cảm hứng cho hàng triệu người bởi vì anh có vấn đề to lớn hơn ai hết. Anh sinh ra không tay không chân nhưng anh đã biến vấn đề của mình thành cơ hội. Steve Jobs (CEO của công ty máy tính Apple) đã có cơ hội bắt đầu Pixar Animation Studios và tạo nên cuộc cách mạng của iPod, iMac và iPhone sau khi bị Apple sa thải trước đó. Chính việc bị sa thải đã tạo cơ hội cho Steve lập nên công ty mới (Pixar And NeXT) và sáng tạo nên những sản phẩm đột phá.

Vì vậy, hãy đừng sợ những khó khăn. Luôn có cơ hội ẩn chứa sau những khó khăn ấy. Hãy nhận diện nó và biến nó thành may mắn.

KHÔNG CÓ CƠ HỘI? HÃY TẠO RA NÓ!
Thậm chí nếu bạn không có cơ hội, hãy tạo ra cơ hội của riêng bạn. Nếu sếp của bạn không thăng chức cho bạn, hãy yêu cầu ông ấy cho bạn một cơ hội. Nếu bạn vẫn không được thăng chức dù bạn xứng đáng, hãy bắt đầu việc kinh doanh hoặc làm cho một công ty khác tốt hơn. Nếu người tình trong mộng của bạn không tự đến với bạn, hãy đi hẹn hò và gặp gỡ mọi người!

Mọi người thường hỏi làm thế nào tôi có cơ hội được diễn thuyết và huấn luyện để có thể rèn luyện thêm kĩ năng qua hàng năm. Sự thật là không ai cho tôi cơ hội khi tôi 21 tuổi. Không ai muốn nghe tôi nói vì tôi không có kinh nghiệm, bằng cấp và uy tín. Tôi đã tạo cơ hội cho mình bằng cách viết sách để gây dựng tên tuổi, nói chuyện miễn phí ở các trung tâm cộng đồng, trường học, nhà thờ…cho đến khi tôi trở thành một diễn giả.

BẠN CẦN CHUẨN BỊ CHO MAY MẮN

“Khi bạn càng làm việc chăm chỉ, may mắn sẽ càng dễ đến với bạn”-Gary Player, tay chơi golf hàng đầu.

Nhiều người cho rằng tổng thống Obama may mắn vì đã ở đúng nơi, đúng lúc. Bởi vì tổng thống tiền nhiệm George Bush đã vận hành đất nước rất tệ nên người Mỹ muốn thay đổi và sẵn sàng bầu cho ông (một tổng thống trẻ người Mỹ gốc Phi thay vì một người Mỹ da trắng nhiều kinh nghiệm)

Tuy nhiên Obama đã nắm bắt CƠ HỘI và HÀNH ĐỘNG, ông đã có Sự Chuẩn Bị. Ông đã trang bị kiến thức và kỹ năng để làm việc. Ông đã phải chuẩn bị hơn 40 năm để có được may mắn. Nếu bạn biết câu chuyện về cuộc đời Obama thì ông đã đặt ra mục tiêu trở thành tổng thống Mỹ năm 5 tuổi khi ông đang học ở Jakatar. Sau đó ông ấy học rất chăm chỉ, luôn giữ vai trò lãnh đạo, tình nguyện làm cho các dịch vụ cộng đồng, học về chính trị, quan hệ quốc tế và luật ở đại học Columbia và đại học Havard.

Đó là lý do tại sao

MAY MẮN = CƠ HỘI + SỰ CHUẨN BỊ + HÀNH ĐỘNG

Nếu bạn không luôn luôn chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho bản thân bằng cách đọc sách và tham gia các khóa học thường xuyên, bạn sẽ không bao giờ may mắn. Mọi người nói tôi may mắn mua chứng khoán lúc suy thoái kinh tế nhờ đó tôi kiếm được nhiều tiền khi kinh tế hồi phục.

Một lần nữa, mọi người cho rằng suy thoái kinh tế là khó khăn. Tôi lại thấy đó là cơ hội tốt để đầu tư và hành động bằng cách đầu tư và viết cuốn sách “Profit from the panic”. Một lần nữa tôi may mắn vì tôi đã chuẩn bị để đầu tư. Tôi đã mất nhiều năm học về đầu tư tài chính để tạo nên may mắn cho chính mình.

Vì vậy hãy bắt đầu tạo may mắn cho bạn từ hôm nay bằng cách tìm kiếm những khó khăn và xem chúng như là một cơ hội. Hãy tiếp tục xây dựng kiến thức và kỹ năng bằng cách tham gia các khóa học lãnh đạo, làm giàu, nói trước công chúng, và bán hàng… Cuối cùng, hãy hành động!

Trich (http://www.adamkhoovietnam.com/178/tao-ra-may-man-de-thanh-cong/)

Hãy làm điều gì đó khiến bạn sợ hãi mỗi ngày

Để trở nên thành công hơn nữa, điều quan trọng là chúng ta là phải luôn nỗ lực rèn luyện bản thân. Chúng ta cần phải biết cách liên tục thúc đẩy để trở nên hòan thiện hơn. Theo thời gian, chúng ta cần phải tăng cường thể chất cũng như trí tuệ, đồng thời trau dỗi các kĩ năng và năng lực của mình.
Mọi người đều biết điều đó, vậy cái gì ngăn cản hầu hết chúng ta rèn luyện bản thân để trở nên tốt hơn? Điều gì ngăn cản chúng ta hạn chế kết bạn, nâng cao kĩ năng học tập, cải thiện khả năng lãnh đạo và nói chuyện trước đám đông của mình? Theo quan điểm của riêng tôi, câu trả lời chính là NỖI SỢ và chúng giữ chúng ta trong “vùng an nhàn” của mình. Chúng ta sẽ có khuynh hướng muốn làm những gì mà chúng ta thấy dễ chịu và chắc chắn hơn là nỗ lực 1 điều gì đó đáng sợ và do đó không thỏai mái. Vì vậy, chúng ta sẽ không bao giờ mạnh mẽ và hòan thiện hơn.
Ví dụ nhé, bạn đã bao giờ muốn trở thành 1 diễn giả tài năng và tự tin? Liệu bạn đã bao giờ nghĩ rằng khả năng nói trước đám đông sẽ giúp bạn trở thành 1 tài sản quí giá hơn trong công ty, giúp bạn lãnh đạo và có cơ hội tốt hơn để thăng tiến và từ đó kiếm được nhiều tiền hơn chưa? Vậy cái gì đã ngăn cản bạn trở thành 1 diễn giả giỏi? Tôi dám cá rằng đó là nỗi sợ khi thử lần đầu tiên, nỗi sợ thất bại và xấu hổ. Khi cơ hội đến, bạn không nắm lấy nó. Bạn để nó trôi đi và nhường cho ai đó cơ hội của bạn. Di đó, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội luyện tập và thành thạo kĩ năng này.
Tôi viết bài này vì muốn truyền tải 1 thông điệp mạnh mẽ rằng bạn phải buộc bản thân mình thóat ra khỏi “vùng an nhàn” của bạn! Hãy làm điều gì đó khiến bạn sợ hãi (nhưng có ích cho bạn), tôi có thể đảm bảo rằng 1 khi bạn chủ động làm những bước đầu tiên, nó sẽ không còn đáng sợ như thế nữa. Khi tư duy của bạn nhận thấy rằng bạn sẽ không bao giờ chết vì nó, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Sau khi bạn làm điều đó 1 vài lần nữa, nỗi sợ không những sẽ biến mất mà thậm chí bạn còn cảm thấy điều đó thật thú vị. Hãy nhớ điều này, cái gì không giết chết được bạn sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn!
Tôi có thể khẳng định rằng ai ai cũng cảm thấy sợ hãi. Nỗi sợ hãi là món quà mà thiên nhiên trao tặng nhằm mục đích bảo vệ chúng ta. Trong nhiều trường hợp nó có thể rất hữu dụng. Thật không may, nếu chúng ta không học cách kiểm sóat nó, nó sẽ giam cầm và làm hại chúng ta. Khi lần đầu tiên tôi phải diễn thuyết trước vài người, bạn nghĩ rằng tôi có sợ không? Có chứ, tất nhiên rồi! Vậy nên cảm thấy sợ hãi là điều rất tự nhiên. Người duy nhất không cảm thấy sợ có lẽ là những người sống trong… nghĩa địa . Lần đó, tay tôi ướt đẫm, chân tôi run đến mức không thể kiểm sóat được và dường như có ai đó nghịch ngợm đã thả hàng triệu con bướm vào trong bụng của tôi.
Tuy nhiên, tôi đã sử dụng các kĩ thuật NLP mà tôi đã học, tôi tưởng tượng rằng những con kiến đang bò trong quần khán giả và có 1 con chim đang mổ vào đầu họ. Bằng cách thay đổi cách thức não bộ tái hiện lại trải nghiệm đó, tôi bắt đầu cảm thấy tức cười và bớt sợ hơn. Sau khi tôi kết thúc bài diễn thuyết đầu tiên, nỗi sợ giảm đi và sự tự tin của tôi tăng lên. Với mỗi bài nói chuyện, tôi càng ngày càng cảm thấy tự tin và điều đó giúp tôi có thể diễn thuyết trước 5000 người cùng 1 lúc như hiện nay. Bạn cũng có thể làm điều đó! Bạn có thể xây dựng sự tự tin trong bất kì lĩnh vực nào, với điều kiện là bạn phải chủ động kiểm sóat tư duy của bạn (học NLP là 1 cách cực kì hữu dụng). Hãy buộc bạn đi ra khỏi “vùng an nhàn” của mình và hành động! Vậy nên, hãy lên 1 danh sách những điều mà bạn cảm thấy sợ hãi và không thỏai mái khi thực hiện NHƯNG bạn biết là nó sẽ giúp ích cho bạn.
Liệu nó có phải là nỗi sợ về ……….
Diễn thuyết? Giải quyết những con số? Gặp những con người mới? Chia sẻ cảm xúc của bạn? Bắt đầu 1 dự án mới? Theo đuổi 1 nghề nghiệp mới? Quay lại trường học? Điều hành 1 nhóm?
Cam kết với chính mình và hãy làm những điều nhỏ bé nhưng làm bạn sợ hãi mỗi ngày. Theo thời gian, bạn sẽ dần dần trở nên mạnh mẽ hơn khi thóat khỏi “vùng an nhàn” của bạn.

(vuontoithanhcong.com – bài viết do thành viên Thái Hưng dịch từ blog Adam Khoo và gửi lên ở tại diễn đàn vươn tới thành công)